TIN TỨC & CHỦ ĐỀ NEWS & TOPIC
Ít người biết rằng nám da được chia thành nhiều loại, mỗi loại có nhiều đặc điểm và vị trí xuất hiện khác nhau. Hiểu được các cách phân loại nám da sẽ phần nào giúp bạn sớm có biện pháp điều trị nám da phù hợp và sớm lấy lại làn da tươi sáng. Hãy cùng SBC Japan tìm hiểu và sớm khắc phục tình trạng nám da và cải thiện làn da cho chính mình ngay từ hôm nay nhé.
I. Nám da là gì?
Nám da là một vấn đề về da khá phổ biến, do tình trạng rối loạn tăng sắc tố da, xuất hiện khi sắc tố Melanin sản sinh quá mức, dẫn đến hình thành các mảng hoặc đốm sẫm màu. Tình trạng này gặp nhiều ở phụ nữ từ 20 – 50 tuổi, nhất là khi mang thai và sau sinh.
Nguyên nhân gây nên nám da là gì?
- Ánh sáng mặt trời
- Thay đổi nội tiết tố (thuốc ngừa thai, ảnh hưởng tâm lý, rối loạn chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng…)
- Nám trong thời kỳ mang thai
- Tác dụng phụ của mỹ phẩm/ Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
- Di truyền
- Căng thẳng kéo dài
II. Phân biệt các loại nám da thường gặp
1. Nám mảng hay còn gọi là nám nông
Nám mảng (Nám nông) là loại nám thường gặp nhất , xuất hiện thành từng mảng có kích thước lớn nhỏ khác nhau và phân bố ngẫu nhiên trên da mặt với màu sắc chuyển từ nhạt đến đậm không đồng nhất, có đường biên giới rõ ràng giữa các mảng nám nằm ở lớp ngoài cùng của cấu trúc da – lớp biểu bì.
Dấu hiệu nhận biết nám mảng?
Nám mảng xuất hiện tập trung thành từng mảng rộng không có sự lẻ tẻ như tàn nhang, có kích thước lớn từ 2 – 4cm màu nâu, màu vàng hoặc xám. Thường xuất hiện ở trên những vùng da hở chịu ảnh hưởng nhiều nhất của ánh nắng mặt trời như hai bên gò , mũi, cằm, mu bàn tay hoặc cẳng tay…
2. Nám chân sâu hay còn gọi là nám sâu, nám đốm
Nám chân sâu là loại nám khó điều trị nhất, xuất hiện chủ yếu ở hai bên má với từng đốm da màu sẫm, xám hoặc xanh bằng đầu đũa hoặc đầu kim, tương tự như vết thâm sau mụn nằm sâu dưới da do tế bào melanocyte đẩy sắc tố melanin từ trung bì vào sâu bên trong.
Dấu hiệu nhận biết nám chân sâu?
- Vết thâm xuất hiện trên bề mặt da rải rác từng đốm da sẫm màu và thường tập trung thành từng cụm.
- Kích thước ban đầu của mảng nám thường lớn hơn đầu đũa và phát triển rộng ra.
- Nám chân sâu có màu đen sẫm, màu xám hoặc màu xanh xám
- Vùng má, trán, cằm là những nơi thường hay bị nám chân sâu nhất.
- Chân nám ăn sâu dưới lớp hạ bì nên rất khó điều trị
- Đối tượng dễ bị nám chân sâu nhất là phụ nữ sau tuổi 30 và phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.
3. Nám hỗn hợp
Là loại nám ít gặp nhất với sự kết hợp của tình trạng nám mảng và nám chân sâu. Các vết nám hầu hết có kích thước và màu sắc không tương đồng.
Nám hỗn hợp được hình thành do các tế bào melanocyte (tế bào tạo sắc tố) đẩy hắc sắc tố melanin lên trên. Các hắc sắc tố này không ở lại lớp tế bào sừng mà rơi xuống trung bì, hạ bì tạo thành chân của nám và biểu hiện trên da mặt bằng những đốm đen sẫm màu.
Sự tăng sinh melanin do tác động của ánh sáng mặt trời là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành nám hỗn hợp. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác là do di truyền, thay đổi nội tiết tố, lão hóa da, thời kỳ tiền mãn kinh…
Dấu hiệu nhận biết nám hỗn hợp là gì?
Xuất hiện rộng khắp tại các vùng trên gương mặt (trán, cằm, má, sống mũi, quanh vùng mắt và hai bên má)
III. Cách điều trị các loại nám da hiệu quả
Nám da không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nên cần được điều trị đúng cách. Điều trị nám là một quá trình dài và cần sự kiên trì. Tùy thuộc vào từng trường hợp, nám có thể tự biến mất, mờ dần, tồn tại vài năm, thậm chí vĩnh viễn. Điều trị nám da cần xem xét, dựa trên từng cơ địa, nguyên nhân để có phương pháp phù hợp.
Cải thiện chế độ ăn uống như:
- Tránh những thực phẩm và món ăn có khả năng làm sung huyết trên da, dẫn tới các vết nám đậm hơn.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia và các gia vị gây nóng.
- Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, chơi thể thao đều đặn và tránh nắng.
- Tăng cường các thực phẩm giàu các vitamin A, C, E, omega-3, selen để chống lão hóa da.
Hạn chế các tác nhân gây nám da như:
- Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với tia UV bằng cách đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời và sử dụng kem chống nắng thường xuyên.
- Không sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, các loại tẩy trắng da…
- Không lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh…
Một số cách điều trị nám da có thể tham khảo như:
- Thay da hóa học: Sử dụng axit glycolic, axit alpha hydroxy và axit salicylic loại bỏ lớp da sẫm màu mà không ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào mới.
- Phương pháp điều trị bằng Laser: Chùm tia Laser giúp phá hủy các sắc tố gây nám da, tăng sinh collagen hình thành lớp tế bào mới, làm mờ vết nám, đều màu và sáng da.
- Mesotherapy: Bác sĩ sử dụng bơm tiêm với đầu kim nhỏ để đưa các hoạt chất có khả năng ức chế quá trình sản sinh sắc tố xuống các lớp da. Ưu điểm của thủ thuật này là thuốc sẽ không bị cản trở bởi lớp sừng nên sẽ có tác dụng cao hơn, so với việc sử dụng thuốc bôi hay điện di.
Một vài hình ảnh tham khảo phương pháp điều trị nám bằng công nghệ Laser