TIN TỨC & CHỦ ĐỀ NEWS & TOPIC
Thu gọn cánh mũi là phương pháp phẫu thuật tạo hình, chỉnh hình cánh mũi. Với phương pháp này, Bác sĩ sẽ tiến hành cắt ở đường rãnh mũi (phía ngoài) hoặc chân cánh mũi (phía trong), sau đó tạo hình để thu gọn cánh mũi.
Thu gọn cánh mũi có thể:
- Tăng hoặc giảm kích thước của mũi.
- Thay đổi hình dạng đầu mũi, sống mũi và lỗ mũi;
- Thay đổi góc giữa mũi.
Kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào kích thước mũi, tình trạng da và độ tuổi của bạn. Điều quan trọng nhất là bạn trao đổi rõ ràng với bác sĩ phẫu thuật về những gì bạn muốn.
Nhiều trường hợp thực hiện thu gọn cánh mũi, khi mũi gặp những khuyết điểm như:
- Đầu mũi to, cánh mũi to bè sang hai bên
- Lòng lỗ mũi bị rộng và mũi hếch lên cao
- Hai bên cánh mũi bên to bên nhỏ không cân xứng.
Những trường hợp như này, việc để thu gọn nhỏ cánh mũi là rất hợp lý và cần thẩm mỹ để khắc phục những khuyết điểm trên gương mặt của bạn để có một chiếc mũi tự nhiên và đẹp hoàn hảo.
Hai phương pháp thu nhỏ cánh mũi
Tùy theo tình trạng khuyết điểm của cánh mũi mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.
1. Phương pháp cắt cánh mũi
Phương pháp phẫu thuật cắt cánh mũi là một phương pháp điều chỉnh hình dáng và kích thước của mũi bằng cách thay đổi cấu trúc sụn, xương và mô mềm xung quanh mũi. Trong phẫu thuật cắt cánh mũi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật từ bên trong hoặc bên ngoài mũi để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ của cánh mũi.
2. Phương pháp cuộn cánh mũi
Phương pháp phẫu thuật cuộn cánh mũi (hay còn gọi là Septorhinoplasty) là một phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ để điều chỉnh hình dáng và kích thước của mũi bằng cách sửa chữa cấu trúc sụn của cuống mũi (Septum) và cánh mũi.
Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt mở lớp da mũi và tách nắp mũi để tiếp cận đến cấu trúc bên trong của mũi. Sau đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh các cấu trúc sụn và xương của cuống mũi và cánh mũi để đạt được kết quả thẩm mỹ mong muốn.
Quy trình thực hiện thu nhỏ cánh mũi
Bước 1: Tư vấn và thăm khám
- Bác sĩ sẽ trực tiếp khám và tư vấn, qua đó ác định tỷ lệ phù hợp với khuôn mặt khách hàng, cũng như lượng mô cần cắt/cuộn để đạt được hiệu quả mong muốn.
Bước 2: Chuẩn bị trước phẫu thuật
- Chuẩn bị và kiểm tra sức khỏe tổng quát.
- Lập hồ sơ khách hàng.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe.
- Khách hàng thay trang phục trước phẫu thuật.
- Tháo trang sức và tẩy trang đảm bảo vô khuẩn.
- Chụp hình để theo dõi kết quả cho khách hàng.
- Theo dõi huyết áp và nhịp tim đảm bảo an toàn trong phẫu thuật.
- Bác sĩ kiểm tra kết quả trước khi phẫu thuật.
Bước 3: Phác thảo đường mổ
- Bác sĩ phác thảo, xác định tỉ lệ cánh mũi.
- Bác sĩ tiến hành khử khuẩn và mang trang phục vô khuẩn trước khi phẫu thuật.
Bước 4: Tiến hành phẫu thuật
- Gây tê và sát khuẩn vùng mũi phẫu thuật.
- Bác sĩ tiến hành thu gọn cánh mũi.
- Khâu thẩm mỹ cho đường mổ
Bước 5: Chăm sóc hậu phẫu
- Tiến hành chăm sóc sau phẫu thuật.
Những lưu ý khi thực hiện thu nhỏ cánh mũi
Thông thường sau khi thu nhỏ cánh mũi sẽ có hiện tượng sưng nề trong khoảng từ 1 – 3 ngày đầu. Để giảm thiểu tình trạng sưng đau này thì bạn nên chịu khó chườm nước đá, khi chườm thì lưu ý tránh để nước nhiễm vào vùng vết thương.
Bên cạnh đó để hạn chế tình trạng đau sưng, giúp mũi nhanh hồi phục và đạt được kết quả thẩm mỹ như ý. Bạn nên chú ý đến chế độ chăm sóc mũi sau nâng, tuân thủ theo chỉ dẫn của Bác sĩ như uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng và tái khám đúng lịch.
- Tuyệt đối giữ vết thương khô, chỉ lau bằng nước muối sinh lý vô trùng trong 3 ngày đầu.
- Dùng túi lạnh để chườm xung quanh vùng vết thương trong vòng 2-3 ngày đầu tiên để cánh mũi được giảm viêm nề.
- Từ 1 đến 2 tuần đầu tiên các bạn cần tránh va chạm các hoạt động mạnh như bơi, chạy bộ hoặc các tác động từ bên ngoài. Đặc biệt là hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ.
- Uống nhiều nước để thanh lọc được cơ thể, uống nước hoa quả để có nhiều vitamin như: Vitamin C và khoáng chất cung cấp các chất dinh dưỡng cho vết thương mau lành. Tái tạo da và các mô liên kết được tăng nhanh giúp liền vết thương sớm.
- Chế độ uống thuốc tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đúng liều đúng giờ.
- Kiêng ăn thức ăn ảnh hưởng đến vết thương tránh gây sẹo thâm, sẹo lỗ như rau muống, thịt bò, hải sản… Nên ăn những thực phẩm nhanh liền sẹo.