TIN TỨC & CHỦ ĐỀ NEWS & TOPIC
Có thể bạn chưa biết hoặc không để ý đến, sự thành công của các ca nâng mũi phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và quy trình phẫu thuật đúng chuẩn. Nhưng điều đặc biệt cần lưu ý đó là vấn đề chăm sóc, gìn giữ sau nâng. Vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý chế độ chăm sóc hậu phẫu để mau chóng sở hữu một dáng mũi như ý và bền lâu.
Thời gian phục hồi sau khi nâng mũi phụ thuộc từng cơ địa cũng như chế độ chăm sóc hậu phẫu. Do vậy bạn nên chú ý những lời khuyên dưới đây để nâng mũi một lần đẹp ngay, không phải sửa đi sửa lại nhiều lần.
Các triệu chứng có thể gặp sau phẫu thuật:
- Xuất hiện cảm giác đau nhẹ
- Phù nề, sưng tấy khu vực quanh mũi – mắt, thở bằng mũi khó khăn
- Có thể xuất hiện bầm tím vùng phẫu thuật từ 2 – 3 tuần
- Tăng tiết dịch mũi họng mức độ nhẹ
I. Tuân thủ theo đúng chỉ định và hướng dẫn của Bác sĩ
Thông thường sau mỗi ca phẫu thuật, Bác sĩ sẽ căn dặn về đơn thuốc, thời gian tháo nẹp, cắt chỉ, tái khám cũng như những lưu ý khác trong quá trình hậu phẫu:
- Đơn thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể cùng thời gian uống thuốc. Do đó, bạn làm đúng hướng dẫn để giảm đau hiệu quả, vết thương mau lành.
- Thời gian tháo nẹp và cắt chỉ: Thời gian tháo nẹp thông thường từ 4 – 8 ngày và cắt chỉ ở ngày thứ 8 – 10, tùy thuộc vào tiến độ lành thương cũng như tùy vào quy trình của cơ sở thẩm mỹ.
- Thời gian tái khám: Tái khám sau nâng mũi sẽ giúp bạn theo dõi được quá trình lành thương, sự ổn định của dáng mũi cũng như tránh được những biến chứng sau nâng.
II. Cách vệ sinh mũi sau nâng mũi
Vệ sinh mũi đúng cách cũng là một trong những yếu tố quan trọng, giúp tiến trình mũi lành thương nhanh hơn và vào form mũi đẹp như ý.
- Bước 1: Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý sát khuẩn vùng mũi
- Bước 2: Lau nhẹ các vùng trong cánh mũi, hai bên góc chữ A và phần trước trụ mũi
- Bước 3: Rửa sạch các vùng này cho đến khi tăm bông không đổi màu
- Bước 4: Dùng tăm bông mới thấm Povidine và lau lại vết thương mũi lần nữa. Bước này không sử dụng nước muối sinh lý
III. Nâng mũi nên ăn gì và kiêng gì
Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ đảm bảo sức khỏe sau phẫu thuật mà còn giúp cho quá trình lành thương nhanh hơn, dáng mũi nhanh đẹp, giảm viêm nhiễm… Ngược lại, chế độ dinh dưỡng không phù hợp sẽ là tác nhân ảnh hưởng tới quá trình ổn định dáng mũi và tăng các nguy cơ biến chứng sau nâng mũi.
- Thực phẩm giàu Calo – Protein: Điển hình như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, cá nước ngọt, phô mai, sữa, trứng… Các dưỡng chất có trong loại thực phẩm này sẽ cung cấp năng lượng và tăng cường tái tạo mô hiệu quả giúp nhanh lành vết thương.
- Thực phẩm giàu vitamin A: Trái cây, rau củ như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cà chua, rau má, rau diếp cá và gan động vật… rất giàu Vitamin A giúp nhanh chóng làm mềm, làm phẳng và mờ các vết sẹo, tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Uống nhiều nước: Bổ sung chất lỏng cho cơ thể bằng cách uống đủ lượng nước hằng ngày. Đặc biệt nên dùng thêm các loại nước trái cây như cam, thơm, đu đủ… để bổ sung Vitamin.
Lưu ý: Thịt gà, thịt vịt là một trong những thực phẩm giàu protein và vitamin A rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên với những trường hợp bị dị ứng thịt gà có thể gây sưng viêm khiến vết thương lâu lành, bạn cần cẩn trọng.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, sau phẫu thuật nâng mũi bạn nên kiêng một số thực phẩm như:
- Thịt bò: Ăn thịt bò trong quá trình lành thương có thể gây ra sẹo thâm, sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
- Rau muống: Do có tính tăng sinh da thịt làm đầy vết thương nên loại rau này có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương.
- Hải sản: Dễ gây dị ứng vết thương, gây viêm nhiễm, làm chậm quá trình lành thương sau phẫu thuật.
- Đồ nếp – đậu phộng: Có tính nóng nên dễ gây sưng viêm, mưng mủ cho vết mổ, làm chậm quá trình lành thương và lên da non.
- Đồ lên men: Dưa muối, cà muối là những món ăn khó tiêu hóa, khiến cơ thể lâu phục hồi sau phẫu thuật.
- Rượu bia: Các thành phần có trong rượu bia sẽ khiến quá trình lành thương lâu hơn, tăng nguy cơ sưng viêm.
- Chất kích thích: Chất kích thích có thể gây dị ứng, viêm, nhiễm trùng vết thương, khiến dáng mũi lâu lành và dễ gặp biến chứng.
Ăn kiêng trong vòng bao lâu?
- Đối với các thực phẩm như thịt bò, hải sản, đồ nếp, rau muống, đồ chua… thì sau 1 tháng có thể ăn uống lại bình thường.
- Đối với rượu bia và các chất kích thích thì tốt nhất kiêng từ 3 – 6 tháng cho đến khi mũi ổn định hẳn mới nên sử dụng.
IV. Vận động sau nâng mũi
1. Ngủ đúng tư thế
Ngủ không đúng tư thế sau nâng mũi có thể khiến mũi tụ dịch gây sưng lệch một bên, cũng như có thể khiến mũi va chạm với các vật dụng khác trong quá trình nghỉ ngơi. Do đó, nằm thẳng là tư thế ngủ tốt nhất sau khi nâng mũi, giúp dáng mũi ổn định và vào form nhanh chóng.
- Để tránh việc trong vô thức đổi tư thế khi ngủ say, bạn có thể kê gối ôm 2 bên hoặc sử dụng gối chữ U để cố định.
- Trước khi ngủ, bạn có thể nằm nghiêng đều về 2 phía nhằm tránh tạo áp lực về một phía ảnh hưởng đến dáng mũi và khiến phần vai gáy thoải mái hơn.
2. Quan hệ sau nâng mũi
“Chuyện ấy” sau nâng mũi cũng là một thắc mắc thầm kín mà chị em quan tâm. Sau đây là một số lưu ý để dáng mũi nhanh ổn định và đẹp hơn.
- 15 ngày đầu tiên sau nâng mũi nên kiêng chuyện vợ chồng nhằm tránh ảnh hưởng tới vùng mũi. Hoạt động có thể làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu khiến vết thương sưng bầm lâu hơn, quá trình lành thương chậm hơn
- Sau 15 ngày nên quan hệ nhẹ nhàng và tránh va chạm mạnh với vùng mũi.
- Sau 1 tháng có thể sinh hoạt tình dục bình thường
3. Tập thể dục sau nâng mũi
Vận động sau nâng mũi sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn cơ thể khỏe khoắn, giảm sưng bầm và giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên nên lưu ý cường độ vận động và thời gian ổn định của dáng mũi để đảm bảo sức khỏe và dáng mũi đẹp:
- Tuần đầu sau nâng mũi, nên vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng
- Có thể tập các môn thể dục nhẹ sau khoảng 2 tuần sau nâng mũi
- Sau 2 – 3 tháng có thể chơi các môn thể thao như cầu lông, chạy bộ, bóng chuyền
Tuy vậy, chú ý tránh va chạm mạnh vào vùng mũi gây ảnh hưởng đến dáng mũi.
V. Một vài cách chăm sóc mũi giảm sưng bầm sau nâng
Uống nước đường ấm sau phẫu thuật
Bạn nên uống một ly nước đường ấm sau khi phẫu thuật để cung cấp lại năng lượng cho cơ thể. Việc này cũng giúp giảm sưng bầm rất hiệu quả.
Uống thuốc theo đơn chỉ định
Đây là việc cực kỳ cần thiết giúp bạn giảm tình trạng sưng bầm sau nâng mũi hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh mũi sạch sẽ, khô thoáng để vết thương nhanh lành.
Uống nhiều nước
Ngoài việc uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, bạn nên bổ sung thêm các loại khác như nước thơm, nước cam, nước rau má, nước diếp cá… Đây những “thần dược” hữu hiệu trong việc giảm sưng và tan máu bầm nhanh chóng.
Ăn nhiều thực phẩm thanh mát
Bổ sung các thực phẩm thanh mát và giàu vitamin A như như rau má, diếp cá, súp lơ xanh, bí đỏ… cũng là một trong những cách hữu ích để giúp vết thương nhanh lành và giảm hiện tượng sưng bầm sau nâng.
Chườm lạnh và chườm nóng
– Chườm lạnh (đá): Sau khi nâng mũi bạn có thể chườm đá để giúp gương mặt giảm sưng. Tuy nhiên, hãy cố gắng tránh để nước dây vào vết thương và việc này chỉ có tác dụng từ 6 – 12 tiếng sau phẫu thuật.
– Chườm nóng (lăn trứng gà): Chườm nóng không có tác dụng giảm sưng mà chỉ có tác dụng giảm bầm sau nâng mũi. Sau ngày thứ 4 – 5 sau khi tháo nẹp mũi, bạn có thể sử dụng trứng gà để chườm lên các vùng bị bầm.
Vận động đúng cách
Sau nâng mũi, tuyệt đối không nên nằm một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ để máu lưu thông tốt hơn và giảm tình trạng sưng bầm sau nâng hiệu quả.