TIN TỨC & CHỦ ĐỀ NEWS & TOPIC
Tình trạng da bị sạm nám, tàn nhang chính là biểu hiện cho thấy lượng sắc tố Melanin trong da bị tăng cao. Vậy Melanin là gì và cơ chế hình thành Melanin ra sao? Cùng SBC Japan tìm hiểu trong nội dung bài viết này nhé.
Sắc tố Melanin là gì?
Melanin là sắc tố có vai trò đem đến màu sắc cho mắt, tóc và da cho mỗi người. So với những người có làn da trắng sáng thì người có làn da bị sẫm màu thường có chứa lượng Melanin nhiều hơn ở trên da. Melanin được sản sinh ra từ các tế bào với tên gọi là Melanocytes (Melanocytes có chứa enzyme Tyrosinase, hình thành do tác động của men Tyrosinase và còn bởi các tác nhân từ môi trường chủ yếu là do tia cực tím trong ánh nắng mặt trời). Sắc tố Melanin tồn tại dưới 2 dạng chính: Eumelanin nâu đậm đến đen và Pheomelanin nâu đỏ. Những phân tử này tồn tại với tỉ lệ khác nhau tạo ra nhiều chủng loại da khác nhau ở cơ thể người.
Melanin đem đến khả năng giúp bảo vệ làn da tránh khỏi sự tổn thương từ tia UV của ánh nắng mặt trời. Trong khi đó, những tế bào Melanocytes lại giúp làm tăng lượng melanin để phản ứng lại với ánh nắng từ mặt trời. Thông thường, ở những vùng da có sự sản xuất melanin bị suy giảm, các vết nám và tàn nhang sẽ xuất hiện.
Cơ chế hình thành Melanin như thế nào?
Khi còn trẻ, cơ thể con người sẽ sản xuất ra đủ lượng melanin cần thiết để giúp tạo màu cho da và tóc. Tuy nhiên, khi tuổi càng lớn, lượng melanin sẽ được sản xuất ít dần đi. Do đó, làn da sẽ trở nên bị xỉn màu và màu tóc sẽ trở nên bạc hơn.
Vốn được hình thành từ melanocytes, melanin nếu muốn được hình thành là cần phải có sự tác động của men Tyrosinase kết hợp với tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời.
Melanin được ví giống như con dao 2 lưỡi khi vừa giúp bảo vệ làn da một cách tự nhiên, vừa là tác nhân khiến cho da bị phá hủy. Cụ thể, melanin giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự ảnh hưởng của nhiệt độ cao và các áp lực từ hóa học, tác hại từ tia UV ở ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, Melanosomes còn là những tế bào tổng hợp nên melanin. Từ đó sẽ giúp vận chuyển melanin đến vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, bảo vệ DNA tránh khỏi các đột biến vốn dĩ được gây ra từ bức xạ ion hóa của tia cực tím.
Trong trường hợp bị rối loạn sắc tố, lượng melanin sẽ tập trung tại một số khu vực và gây ra nám da, sạm da, tàn nhang… So với quá trình phân hủy thì quá trình tổng hợp melanin sẽ diễn ra nhanh hơn. Chính vì vậy mà làn da sẽ rất dễ bị đen sạm.
Cách tăng cường bổ sung sắc tố Melanin
Bổ sung chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa có khả năng tăng cường sự sản xuất melanin rất hiệu quả. Bạn có thể tìm thấy những chất chống oxy hóa có trong các loại quả mọng đen, lá xanh đậm, sô cô la đen và một số loại rau có nhiều màu sắc.
Bổ sung vitamin A
Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin A đóng vai trò rất quan trọng đối với việc sản xuất melanin. Những nguồn vitamin A dồi dào thường có trong những loại rau củ quả như rau bina, khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan, khoai lang, bí, cà rốt…
Vitamin E
Vitamin E cũng là một trong số những loại vitamin rất có lợi đối với làn da. Không chỉ là một chất chống oxy hóa, vitamin E còn tăng mức độ melanin rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn cho thấy vitamin E còn giúp bảo vệ da trước tác hại của tia UV trong ánh nắng mặt trời.
Bạn có thể bổ sung vitamin E thông qua việc sử dụng các dạng viên uống bổ sung hoặc bằng nhiều thực phẩm giàu vitamin E như ngũ cốc, rau, quả hạch, các loại hạt.