Thẩm mỹ viện SBC Japan (Shonan Beauty Clinic)| Thẩm mỹ an toàn đến từ Nhật bản nơi bạn có thể đặt niềm tin

Messenger Zalo Contact
Menu Close

TIN TỨC & CHỦ ĐỀ NEWS & TOPIC

03.07.2024

5 nguyên nhân dễ gây nên nám da ở phụ nữ

Nám da là tình trạng rối loạn tăng sắc tố da, xuất hiện khi sắc tố Melanin sản sinh quá mức, dẫn đến hình thành các mảng hoặc đốm sẫm màu. Tình trạng này gặp nhiều ở phụ nữ từ 20 – 50 tuổi, nhất là khi mang thai và sau sinh. Nám da có thể đậm và nhạt dần theo thời gian, tình trạng thường nặng vào mùa hè, nhẹ hơn khi trời chuyển đông.

Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cho biết, 90% người bị nám là phụ nữ, chỉ 10% trường hợp gặp ở nam giới. Ở phụ nữ, vùng nám thường xuất hiện ở hai bên gò má,mũi, cằm hoặc trán. Nám da ở phụ nữ gây nên tình trạng mất thẩm mỹ cho làn da, điều này khiến nhiều chị em trở nên e ngại, thiếu tự tin trong cuộc sống.

  1. Yếu tố di truyền

Theo các nghiên cứu khoa học, khoảng 30% người bị nám da là do yếu tố di truyền quyết định và sẽ khó điều trị hơn các trường hợp khác

  1. Nội tiết tố

Nội tiết tố (Hooc môn) phụ nữ thường mắc bệnh nám da nhiều hơn nam giới, nám cũng thường xuất hiện sau tuổi dậy thì, trong thai kỳ và một số người mắc bệnh về rối loạn nội tiết tố.

  1. Tiếp xúc với tia cực tím

Tia cực tím không chỉ gây ra tăng sắc tố ở nám da mà còn ở các loại sắc tố khác.

  1. Thuốc

Một số loại thuốc có thể gây nên kích ứng ở nám da như một số thuốc tăng hooc môn ở nữ, thuốc trị mụn, thuốc điều trị động kinh,…

  1. Mỹ phẩm

Mỹ phẩm có 1 tỷ lệ cao liên quan tới nám da, cơ chế của mỹ phẩm gây ra sự nhạy cảm của da hoặc viêm da. Nếu sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, muốn làm da đẹp nhanh, sáng nhanh nhưng để lại hậu quả da dễ bị bào mòn và kích ứng dễ gây nám da.

Cách điều trị nám da

Để điều trị nám da, trước hết các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào từng trường hợp, nám có thể tự biến mất, mờ dần, tồn tại vài năm, thậm chí vĩnh viễn. Điều trị nám da cần xem xét, dựa trên từng cơ địa, nguyên nhân để có phương pháp phù hợp.

Không phải lúc nào cũng cần điều trị nám. Trường hợp nám da do nội tiết tố thay đổi, phụ nữ mang thai hoặc uống thuốc tránh thai, tình trạng này có thể giảm khi sinh hoặc ngừng sử dụng thuốc. Nếu nám da do tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, màn hình LED, mỹ phẩm hoặc xà phòng thơm, người bệnh có thể tạm ngưng sử dụng hoặc hạn chế tiếp xúc với những nguyên nhân trên. Đồng thời, tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra, tư vấn liệu trình điều trị thích hợp.